Thơ TQtrung
Mùa tiễn mùa đi, rừng xưa thay lá
Em tiễn anh đi khi thu vàng tiễn hạ
rụng rơi hết một thời đông về
vội vã những chia xa
Diễn đàn Thơ, Nhạc và các hình thức nghệ thuật khác của các bạn nguyên là học sinh
Trường Văn hóa Quân đội Nguyễn Văn Trỗi và bạn bè
" Quán Thơ BT" hoan nghênh những lời góp chân thành, bạn cần dùng tài khoản Google để xuất bản nhận xét của mình, nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa. Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc video vào Phần nhận xét bằng cách lấy URL của ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment
Vâng! Chỉ một lời mà không ai dám nói ra...Để suốt đời, mỗi người mang theo một nỗi nhớ...Thu xao xác lá vàng...và Đông se sắt những yêu thương....
Trả lờiXóaCảnh đẹp quá, đúng là thu vàng!
Trả lờiXóaTội nghiệp em tôi,
Trả lờiXóađôi chùm lá đỏ
Được anh Trung
khoe cùng gió sắc vàng
Em tôi
đâu ca bằng những lời than thở
Vẫn ngân nga
dịu dàng
trong tình nhớ đầy vơi
Thu đẹp tuyệt vời
trong sắc đỏ Em tôi !
Và thu đến, thu đi lòng khắc khoải.
Trả lờiXóaLá nói gì trong sớm mai nay
Trả lờiXóamà lá đỏ, lá ươm hồng ngày mới
Em đời thu, em lá rơi về cội
để có sắc xuân về, xanh mướt một đời cây.
Chẳng nghe ai nói thu đỏ.
Trả lờiXóaChỉ nghe người thán: Thu Vàng!
Thu đi rồi thu lại tới.
Gieo sầu cho khách tha phương.
Như Nguyện Hồ : cụ N.Du viết : ... Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san ; mà " màu quan san " ấy có sắc gì thì đến bây giờ tôi còn mãi " ngu ngơ " . Nói cho vui là ở bên Tây mới đậm khái niệm Thu vàng , phải không nhỉ ! Còn bên ta nếu nói : Sắc thu vàng trong nắng ( hay ... trong cúc ) thì có lẽ đùng và đẹp hơn chăng ! vài lời tán gẫu , vui nhé !
Trả lờiXóaTheo ngu ý , thu vàng của dân nữ là : nắng vàng, lá vàng và nỗi u hoài vàng vọt...
Trả lờiXóaBác Giang Hoang ơi :theo thiển cận của em Quan san nó từa tựa như cái Hữu nghị quan bi giờ í.Cái cửa ải lâu đời bám đầy rêu phong.Vậy sắc nó là sắc gì nhỉ?E nói ko đúng khi nào ra HN bác phạt bữa rượu nhé.
Trả lờiXóaTôi cũng cho là thế, quan san là nơi quan ải , cũng có thơ ai đó viết rằng :
Trả lờiXóaChiều nay thương nhớ nhất chiều nay,
Thoáng bóng ai trong chén rượu đầy.
Anh uống cả em và tất cả,
Một trời quan tái mấy cho say.
Ở ta làm gì có lá phong, vậy nhưng cũng không cấm được cụ Nguyễn đưa thứ lá phương Tây ấy vào thơ của mình, lá phong mùa thu vàng rồi đỏ, lá rơi đưa đến hình dung sự mất mát, vậy nên mùa Thu làm cho ta có ấn tượng buồn .Quan san có thể hiểu là nơi biên ải, xa xôi cách trở, hình tượng đó được sử dụng để chỉ sự xa cách- một cách ước lệ mà thôi. Cụ Nguyễn tả Thúc sinh, Thúy Kiều ở gần nhau nhưng cảm thấy xa xôi ngàn dặm chỉ vì quả núi Hoạn thư:" Gác kinh, viện sách đôi nơi/ Trong gang tấc, lại gấp mười quan san." là thế!
Trả lờiXóaTrường hợp HG hỏi, trong thơ nhiều khi nên hiểu một cách trừu tượng, và ước lệ thôi, rach ròi quá là hết thơ.. tự vì cụ Nguyễn dùng kiểu này khá nhiều, "Chạnh niềm nhớ cách giang hồ/ Một màu quan tái, mấy mùa gió trăng" bây giờ ngồi giải thích hay tìm Màu Quan Tái hộ cụ thì đến Tết Obama heheheeee.
Rừng phong TQ đã nhuốm màu quan san
Trả lờiXóaCảnh đẹp đấy
Có lẽ câu thơ trên của Cụ ND trong một bài thơ khi Cụ đi sứ TQ. Ở vùng khí hậu ôn đới có mùa đông tuyết rơi thì cũng có thể có rừng phong lá đỏ,có thu vàng ko cứ là Á hay Âu.'Mùa Thu Vàng' đã trở thành một biểu tượng cho cảnh đẹp đất Âu là nhờ các họa sỹ trời Tây đã quan tâm mô tà nó,còn các tác phẩm ở đất Á thì ko thấy mấy. " màu quan san" - ở đây tui hiểu là sắc 'phai bạc' 'tắt nắng' ngụ ý về sự buồn bã,cô đơn trong lòng-ko phải là ngụ về cái đẹp của 'thu vàng'. hehe..
Trả lờiXóaTrong Kiều, TL ạ, câu HG đưa ra " Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san" là câu thứ 1520. Trong Kiều, cụ Nguyễn không chỉ một lần dùng đến cách chỉ màu sắc ảm đạm bằng cách ẩn dụ, "cô bạn" Thanh hóa của chúng ta cũng chẳng đã không ít hơn một lần nói về" họa" ( màu sắc) trong thơ đó sao?
Trả lờiXóaỞ đây, cụ N không tả một màu sắc xanh đỏ trắng vàng cụ thể nào, nhưng người đọc vẫn cảm nhận được, hình dung được sắc đỏ của rừng cây phong úa tàn mùa thu, bởi chúng ta bị ảnh hưởng nhiều với thi ca cổ Trung quốc, mà ở đó hình tượng cây phong, rừng phong mùa thu, rừng phong trong sương v.v có sức gợi cảm rất lớn, lưu ý là cụ Nguyễn viết Kiều từ nguyên bản một câu chuyện bên Tầu, hình ảnh rừng phong tàn úa gợi lên một cảnh điêu tàn, lạnh lẽo. màu đỏ của rừng phong mùa thu quen thuộc đến nỗi, nhiều khi không nói về màu nữa mà người đọc vẫn hình dung ra.
QT: Truyện Kiều xẩy ra ở đất tầu,nên Cụ ND cò 'tả' như vậy cũng là xuất phát từ bản nguyên tác văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhâni,Cụ ko tự tưởng tượng ra đâu nhỉ? Ở VN mình làm sao có rừng phong lá đỏ,mà chỉ có rừng bàng lá đỏ thôi. hi hi...
Trả lờiXóaĐã "Thu" thì phải "lá vàng",
Trả lờiXóaXưa nay đã vậy, hàng ngàn áng thơ.
Thu vàng như thực, như mơ,
Làm cho loạn thị nhà thơ Quang Trùng. (Trung - kiểu Bút Tre)
Ở ta, dù Thu hay Đông,
Thì rừng vẫn cứ tận cùng, màu xanh.
Thật lòng rất bái phục anh,
Cái gì cũng biến được thành bài thơ.