Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Kỉ niệm về bài hát "Nhớ màu hoa tím"

    Chúng tôi, lũ học trò Hà nội do một cơ duyên đặc biệt mà tập trung vào một ngôi trường cũng khác đặc biệt - Trường Nguyễn văn Trỗi- ở đó, các chàng choai choai từ các khu phố khác nhau, tiếp xúc với những nền giáo dục âm nhạc khác nhau có dịp giao tiếp và nói chung là nghêu ngao, hoặc trình bày những bài hát, hoặc các loại nhạc cụ mình biết khác nhau. Có thể nói là rất đa dạng, từ nhạc đỏ, nhạc xanh, nhạc vàng, sáo, nhị, guitar, đàn bầu, phong cầm, khẩu cầm v.v..cho đến không biết gì. Đặc biệt, loại hình ca khúc nhạc vàng ( tên đặt cho loại nhạc theo điệu Bolero, lời ca trữ tình) dù bị cấm nhưng các chàng trai Hà nội - con cháu của những người ra lệnh cấm - vẫn "tung tăng" "hát cho nhau nghe" như cách nói trong phòng Karaoke bây giờ vậy.

Dù gì thì cũng đã thành kỉ niệm để nhớ mãi những tháng ngày sống chung dưới một mái trường. Tình cờ, bỗng nhiên tôi nhớ lại một ca khúc khá được ưa thích của bạn bè thời đó, mà ca từ của nó, đến nay vẫn có điều gì đó được người nghe đồng cảm, và đặc biệt cho những ai, dù phải vượt qua ngàn dặm gian lao mà chưa trọn vẹn niềm yêu cảm thấy được an ủi, xin mời các bạn nghe lại ca khúc " Nhớ màu hoa tím" một sáng tác của Ca sỹ, Nhạc sỹ Mạnh Phát do danh ca Thanh Tuyền trình bày.




NHỚ MÀU HOA TÍM

Nhớ Thu nào qua mấy mùa hoa
Mơ bóng dáng năm nay xa mờ.
Chiều chiều tìm trong tia nắng phai.
Gửi về nơi chân mây cuối trời
bao buồn vui giữa mùa hoa tím.

Phút ban đầu khi muốn gặp nhau.
Ôi! muốn nói nhưng sao nghẹn lời.
Tình cờ quen nhau qua (facebook)
Mộng đời mong dệt thành thơ bất ngờ,
Xa dù xa cin đừng quên nhau

Nhớ mãi bóng người
chiều về hoa ngát hương đời
mà người thơ nay thấy đâu !
Sao tôi vương vấn mãi trong lòng
tìm về qua trong ấy
một màu hoa TÍM xưa

Đã bao lần tôi cố tìm quên.
Sao vẫn nhớ sắc hoa năm nào.
Dù thời gian vơi đi nhớ thương.
Dù đời hoa vàng phai úa tàn.
Nhưng màu TÍM không tàn trong tôi.


PS: Vài thông tin về Nhạc sỹ Mạnh Phát
Mạnh Phát người miền Trung. Năm 1940, Mạnh Phát cùng gia đình vào Sài Gòn sinh sống. Sau khi học xong bậc trung học, ông được mời hát cho 2 hãng đĩa PK & Asia. Thời gian đỉnh cao của sự nghiệp ca sĩ, ông thường được mời hát trên Đài Phát thanh Pháp Á chung với nữ ca sĩ Minh Diệu (cũng là vợ ông sau này).
Cuối năm 1949 đến 1955, ông bắt đầu sử dụng bút hiệu Tiến Đạt viết nhạc với một số bài đầu tay như "Ai về quê tôi", "Anh đã về", "Hồn trai Việt", "Mong người trở lại", "Trăng sáng trong làng"...
Đầu thập niên 1960 nở rộ phong trào "Thời trang Nhạc tuyển", Mạnh Phát cùng các nhạc sĩ cùng thời khác như Châu Kỳ, Hoài Linh chuyển sang viết nhạc trữ tình (nhạc vàng). Phần lớn các sáng tác phổ thông của ông ở giai đoạn này như "Chuyến đi về sáng", "Hoa nở về đêm", "Ngày xưa anh nói", "Nỗi buồn gác trọ", "Sương lạnh chiều đông", "Phố vắng em rồi", "Vọng gác đêm sương",... đều sử dụng điệu bolero. Mạnh Phát phụ trách chương trình "Tiếng ca gởi người tiền tuyến" trên Đài Radio Vietnam hay còn được gọi là Đài phát thanh Sài Gòn của chính quyền miền Nam cũ. 
Mạnh Phát mất năm 1971 tại Sài Gòn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

" Quán Thơ BT" hoan nghênh những lời góp chân thành, bạn cần dùng tài khoản Google để xuất bản nhận xét của mình, nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa. Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc video vào Phần nhận xét bằng cách lấy URL của ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment