thơ Việt Dũng
Mênh mang tiếng gió ru dài
Tóc buông hoàng hôn sương khói
- “Eng về Quảng Trị tìm ai?”
Tôi về tìm lại thời trai
Gio Linh, Cồn Tiên, Ái Tử
Quân đi trùng trùng, súng nổ
Đạn bom tuổi trẻ một thời…
Đâu đây còn vọng tiếng cười
Một sớm mùa khô trên chốt
Đâu đây ánh mắt một người
Con gái Đông Hà hay hát.
Mùa mưa chập trùng miền Tây
Ai qua Khe Sanh, Lao Bảo…
Mũ tai bèo nghiêng trong bão
Trường Sơn Đông nắng, Tây mưa.
Bây giờ trở lại… ngày xưa
Ngày chúng mình hai mươi tuổi
Tháng Tư
Chợt nắng
Chợt mưa
Cổ Thành rưng rưng hương khói…
Rất cảm động, cám ơn tác giả, bài thơ đưa ta về một thời không thể quên.
Trả lờiXóaCho em hỏi, hình như mấy năm gần đây bão mới vào đến miền Trung và miền Nam. Nghe nói thời chống Mỹ miền Nam chưa có bão hay sao ý?
Trả lờiXóaThái@ Anh sẽ giải thích thay anh VD.
Trả lờiXóaThời chiến tranh, bộ đội ta chiến đấu khắp các chiến trường, nhưng có thể nói chiến trường Quảng trị, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt, mà rất nhiều những chiến sỹ Miền Bắc tham chiến đã từng, hoặc đã đi qua, tác giả bài thơ là ccb đã từng chiến đấu ở đó. Và đây là đặc điểm khí hậu Quảng trị: "- Gió. Tỉnh Quảng Trịchịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Đặc biệt gió Tây Nam khô nóng ở Quảng Trị là hiện tượng rất điển hình, được đánh giá là dữ dội nhất ở nước ta. Trung bình mỗi năm có khoảng 45 ngày. Trong các đợt gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới 400 - 420C. Gió Tây Nam khô nóng làm ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
- Bão và áp thấp nhiệt đới.Quảng Trị nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão. Mùa bão thường tập trung vào các tháng 9 và 10. Bão có cường suất gió mạnh kèm theo mưa lớn tạo ra lũ quét ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư." nguồn ở ĐÂY
Em cảm ơn anh Trung.
XóaCám ơn anh TQTrung. Mong anh em QUÁN THƠ sẽ có dịp hội ngộ. V Dũng tâm sự rất thật là: Nhờ QUÁN THƠ, nên "cái máu" Thơ tưởng chừng đã hết, nay lại trỗi dậy. Cám ơn anh TRung và bạn bè QUÁN THƠ nhiều.
Trả lờiXóatheo dõi blog của bạn cũng khá lâu rồi, thấy có rất nhiều bài thơ hay
Trả lờiXóa