ThơViệt Dũng
Nào đi chống hạn
Tát nước gàu dai
Bấm chân cho vững
Dồn sức lên tay…
Bờ cao, gầu dai
Vung dây cho nhịp
Bên gái, bên trai
Nhìn nhau khúc khích…
Nước về rả rích
Tưới mát đồng khô
Nước về đổ ải
Mạ non đang chờ…
Sấm động đầu bờ
Sao không mưa xuống
Nắng rát tháng năm
Cạn ao rau muống.
Tát nước suốt đêm
Thay cơn mưa lớn
Lúa non mơn mởn
Trăng vàng mênh mang…
Diễn đàn Thơ, Nhạc và các hình thức nghệ thuật khác của các bạn nguyên là học sinh
Trường Văn hóa Quân đội Nguyễn Văn Trỗi và bạn bè
Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014
20 nhận xét:
" Quán Thơ BT" hoan nghênh những lời góp chân thành, bạn cần dùng tài khoản Google để xuất bản nhận xét của mình, nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa. Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc video vào Phần nhận xét bằng cách lấy URL của ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Lại thêm một bài thơ nói về nhà nông thật hay và rất thực. NH tát gầu dai cũng siêu lắm nhé! Thay mặt nông dân Thái Bình cảm ơn VD!
Trả lờiXóaCám ơn lời ĐỘNG VIÊN của Bác Ng. H. Và thật NGẠC NHIÊN là bác Q. Tr có ảnh minh họa rất SÁT THỰC về các bài thơ NHÀ QUÊ như "ĐI THÓC", "TÁT NƯỚC GÀU DAI". V. D chỉ biết nói "SIÊU !".
Trả lờiXóaMình cũng quen thuộc với mấy chuyện đồng áng này, bộ đội mà, phải làm hết, mình cũng biết tát gầu dai, gầu sòng rất nghệ đấy.
Trả lờiXóaQuả là tác giả đã từng đi tát nước nên ý thơ rất thực và bài thơ rất có tình. Nhưng tháng năm mà lúa vẫn còn non thì bao giờ mới được gặt ta?
Trả lờiXóaVì khổ thứ tư nói về hạn hán nên nếu là khổ bắt đầu thì liệu có hơn chăng?:
Sấm động đầu bờ
Sao không mưa xuống
Nắng rát tháng năm
Cạn ao rau muống.
Nào đi chống hạn
Tát nước gàu dai
Bấm chân cho vững
Dồn sức lên tay…
Về ý thì vậy, còn về câu chữ thì sẽ phải điều chỉnh đôi chút cho vần. Xin mạo muội nghĩ gì nói vậy, VD thông cảm nhé!
Vâng, cám ơn mọi sự góp ý của bạn đọc. Bạn Ng. T. T đảo khổ thơ thế là OK rùi, câu chữ từng khổ ko cần vần lắm đâu ạ. Còn về mùa vụ thì ở Bắc Bộ thời kỳ chúng mình đi sơ tán có LÚA BA GIĂNG, nên sau vụ gắt tháng 5, là đến cuối tháng là nhiều nơi đã cày và đổ ải để cấy vụ mới. VD là DÂN TP SƠ TÁN, ko bít có nhớ đúng về NÔNG VỤ ko. Xin cám ơn các bạn THƠ.
Trả lờiXóaNT chưa bao giờ được tát nước, đọc bài thơ của bác VD thấy vui quá. Có câu thơ này NT đã thuộc từ nhỏ :'Hỡi cô tát nước bên đàng
Trả lờiXóaSao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?"
cái "tát nước" này liệu có phải là "tát nước" trong bài thơ của tác giả không nhỉ?
Chào Ng. Tr. Hình ảnh TÁT NƯỚC ĐÊM TRĂNG thật đẹp và lãnh mạn. Vì vậy nó mới đi vào ca dao để truyền cảm nhận đẹp và chân thật về lao động vất vả của người nông dân. Cài hình ảnh CÔ TÁT NƯỚC BÊN ĐÀNG là TÁT GÀU SÒNG, vì TÁT NƯỚC GÀU SÒNG thì làm MỘT MÌNH. Còn TÁT GÀU DAI phải làm HAI MÌNH bạn ạ. Vài lời PHÂN TRẦN QUYỀN. Thân chào bạn.
XóaGửi bạn Ng. Tr, hình ảnh tát nước ĐÊM TRĂNG ở nông thôn VN một thời chưa xa thật đẹp và lãng mạn. Chính vì ĐẸP và LÃNG MẠN nên cái lao động vất vả của nhà nông mới đi vào thơ, ca để rồi làm bao thế hệ PHẢI LÒNG. Tuy nhiên CÁI CÔ TÁT NƯỚC BÊN ĐÀNG mà anh em mình đã từng được học trong ca dao từ thời thơ ấu là TÁT NƯỚC GẦU SÒNG. Vì tát GẦU SÒNG có thể làm một mình, chứ TÁT NƯỚC GÁU DAI phải làm HAI MÌNH mới được. Vài dòng PHÂN TRẦN QUYỀN với bạn. Thân chào.
Trả lờiXóaOh, Bây giờ NT mới biết thế nào là tát gàu sòng và tát gàu dai. Thật tuyệt vời, Quán thơ đúng là nơi mọi người cùng gặp gỡ và chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức. NT cảm ơn bác VD nhiều lắm!
Trả lờiXóaÔ , vui quá ! Cái cô ..." múc ánh trăng vàng đổ đi " ấy là đang tát gầu sòng . Ngày xưa tôi hay ghẹo bằng câu :
Trả lờiXóaHỡi cô tát nước gầu sòng
Tát tôi theo để phải lòng ánh trăng
Tát xong em nhớ tôi không
Hay em buộc cả gầu sòng cùng tôi .
Chuyện nhà quê ấy mà , tán cho vui thôi . Các bạn cứ cười thoải mái !
http://i1134.photobucket.com/albums/m609/hodinhvu2/mucanhtrangvang.jpg
XóaÚi giời
Gầu nào chẳng múc được Trăng
Chỉ là cái cớ, để nàng gặp anh
nửa đêm vác gầu chạy quanh
Đầu đình trăng đỏ, trăng xanh mơ màng
nàng đi múc ánh trăng vàng
Đổ vào lòng chàng, mười gầu còn hai
Gầu sòng, với lại gầu dai
Đôi mình cùng tát, để mai một nhà.
Ý QT hay. Gàu sòng vẫn tát đôi được. Mà tát đôi dầu sòng còn "tình tứ" hơn, vì anh được sát bên nàng. lần trước gõ nhầm phím.Sorry.
XóaVD là dân phố mà rất hiểu biết về công việc nhà nông. Những vần thơ trong "Đi thóc", "Mót lúa", và lần này la "Tát nước gầu dai" thật tự nhiên, dung dị mà lay động lòng người. Nó làm mình nhớ lại hình ảnh nông thôn ngày xưa. Những hình ảnh ấy bây giờ ít gặp. Nông thôn ta ngày xưa thật nghèo nhưng thật yên bình, nên thơ. Cám ơn tác giả.
Trả lờiXóaViết thêm "Tát nước gầu sòng" đi cho đủ bộ "Tát nước"đi VD ơi.
Tôi viết chắp lời " tát nước gầu sòng " cho VD nhé :
XóaNay mình tát nước gầu dai
Để mai ta sẽ tát hai gầu sòng
Nước về mát cả ruộng đồng
Cho lúa trĩu hạt , cho lòng ta say .
Việc gì mà phải "tát hai",
XóaHai ta chỉ tát một cây gầu sòng.
Để anh gần cái lưng ong,
Để cùng say ánh trăng trong giữa đồng.
http://1.bp.blogspot.com/-wI6qblMy6n8/U36Y_2R5LFI/AAAAAAAAQM0/pks9LxoN1wo/s1600/t%C3%A1t+%C4%91%C3%B4i+g%E1%BA%A7u+song.jpg
Trả lờiXóaĐôi mình tát nước gầu sòng
Chung sức chung lòng tát cạn bể Đông
Câu của các cụ ngày xưa : " Thuận vợ thuận chồng , biển Đông tát cạn ; Thuận bè thuận bạn , tát cạn biển Đông " . Tôi thấy 2 ông ( bạn bè ) trên ảnh mỗi ông nghoảnh một nơi thế này thì câu minh họa của QT hình như có ý phê phán thì đúng hơn nhỉ ! Và tôi thấy những 3 cái gầu sòng nên chắc không phải là " Đôi mình ..." rồi ! Cười vui tí thôi nhé !
XóaNgười đội nón là nữ đấy, ngày xưa kham khổ nên trông nó cũ vậy, anh chàng kia ngoảnh đi, chắc hơi xấu hổ vì mới tán:
Xóa"Hỡi cô tát nước gầu sòng
Tát tôi theo để phải lòng ánh trăng
Tát xong em nhớ tôi không
Hay em buộc cả gầu sòng cùng tôi "
Vì không "buộc" được nên cô kia tủm tỉm
" Người quê thô lắm anh à
Gái quê áo rách, anh mà nhố nhăng
em thời quyết bẻ hết răng
Cho anh hết thói nói năng bờm xờm" hehehe!
Hồi bé đi sơ tán, em hay gọi nhầm "gầu sòng" với "gầu dai". Về sau nhờ câu thơ "Các anh tát một gầu dai. Chúng em hai đứa tát hai gầu sòng." nên không bị nhầm nữa.
Trả lờiXóaA Dũng viết về mảng nông thôn rất có duyên. Hình như anh viết càng mộc mạc bao nhiêu thi tác động của bài thơ đến với bạn đọc càng lớn bấy nhiêu. Mong anh viết tiếp về mảng đề tài này và chúc anh thành công hơn nữa.
Trả lờiXóa