Thơ Việt Dũng
Nắng rát tháng năm
Lúa vàng sân gạch
Gà mẹ rí rách…
Dẫn con kiếm mồi
Những cục bông tròn
Sáng ngời cây rơm.
Em xong bữa cơm
Chạy ra đi thóc
Bàn chân xinh xinh
Từng hàng thẳng tắp
Thóc vàng mau khô
Thóc vàng mau khô…
Bữa cơm ngày mùa
Thật vội, thật vội
Cha mẹ ra đồng
Thóc vàng sân đợi
Em bước chân trần
Đi thóc…đi thóc…
Hạt vàng, hạt ngọc
Đảo lên cho đều
Hàng ngang, hàng dọc
Khô mau, khô mau…
Gió lay hàng cau
Mây đen vần vụ.
Khấn trời đừng mưa
Chuồn chuồn lưa thưa
Nắng vàng đã nhạt
Khấn trời… đừng mưa…
Bài thơ thật nhẹ nhàng, tinh tế. Nó gợi lại nếp sống yên bình làng quê ngày xưa. Những hình ảnh ấy bây giờ ít gặp.
Trả lờiXóaXin nghịch ngợm với VD đôi vần "con cóc":
Đi thóc xong chưa?
Vào đi kẻo nắng.
Mây đen chuyển trắng,
Chưa mưa được đâu!
Lâu chẳng gặp nhau,
Đọc thơ, đỡ nhớ.
Dũng giờ ở phố,
Còn đi thóc không?
Hôm nay trời trong,
Nắng to lắm đấy,
Thóc đâu , mang vãi
Đầy sân mà phơi.
Chỉ một nắng thôi,
Thóc khô sạch sẽ.
Hôm nào Dũng nhé,
Gặp nhau cà phê.
Ròi mình cùng đi,
Lối ngang, lối dọc,
Dù không có thóc,
Khối cái để đi.
Hi hi...:))
Bác QV quê QB hay sao mà dùng từ địa phương (Ròi - Bọ) thế ?
XóaCác anh Đi Thóc hay thế, còn tôi chỉ biết Lùa Cơm.
Hay quá! Em thích từ “đi thóc”, em hình dung được ạ, vì trước đây em đã từng lùa hai bàn chân mình vào đống thóc đổ trên sân (hồi đi sơ tán), cảm giác ran rát, nhè nhẹ ở hai bàn chân, sao vui lạ!
Trả lờiXóa“Khấn trời đừng mưa
Chuồn chuồn lưa thưa
Nắng vàng đã nhạt
Khấn trời… đừng mưa”
Khổ thơ cuối này sao thấy nao lòng! Niềm mơ ước của người nông dân Việt Nam thật đơn giản, chỉ vậy thôi, đống thóc “hạt vàng hạt bạc” – công sức đổ những giọt mồ hôi để có thành quả đó đang bị đe dọa bởi thiên nhiên – cơn mưa tháng Năm đỏng đảnh nhưng bất chợt ấy luôn ám ảnh họ, mà cảm nhận ở đây lại là một đứa trẻ - lứa tuổi vẫn còn hồn nhiên, vô tư , nhưng đã thấu hiểu sự tồn tại của chính bản thân em ấy và gia đình phụ thuộc vào những “hạt vàng hạt bạc”đó…
“Khô mau, khô mau…
Gió lay hàng cau
Mây đen vần vụ.”
Những vần thơ thật cảm động, vừa ngây thơ, trong sáng nhưng cũng già dặn và đầy suy tư của một đứa trẻ vùng quê còn thiếu thốn về vật chất, nhưng vẫn đầy chất thơ và vô cùng nhân hậu: “Gà mẹ rí rách… Dẫn con kiếm mồi”. Tuyệt quá, em bé ấy vẫn cảm nhận tiếng “rí rách” của cô gà mái ghẹ trong lúc “mây đen vần vụ”và gió đã “lay hàng cau”…
Cảm ơn tác giả bài thơ!
Thưa anh QV lâu chưa gặp:
Trả lờiXóa- Đi thóc cho mau
Gió lay hàng cau
Gió vờn quán nhỏ
Bạn ta ở đó
Nhâm nhi cà phê...
Cám ơn sự chia xẻ của anh QV và bạn NG. TR. Hôm nào anh cả QV đi cà phê nhớ rủ VD, NG. TR và các bạn thơ nhé? Thân chào.
Em ơi " rê " thóc ...
Trả lờiXóaNhững ngày mùa xưa
Anh đi gặt lúa
Về ủ sân chùa
Đêm trăng đập lúa
Thơm mùi rạ chua .
Hẹn nhau phơi thóc
khi nắng lên hồng
Má em chợt ửng
Hương nồng bên sông
Lúa vàng nặng hạt trĩu bông
Bõ công cày cấy vun trồng bấy nay
Mai ta vun đống rơm đầy
Thóc phơi được nắng , ta dày bước " rê "
Thóc khô , quẩy nặng gánh về
Chiều buông sương tím , bờ đê ... chúng mình ...
Chia sẻ chút cùng VD nhé !
Ngắt câu....ở giữa sân đình
XóaAnh Hoàng Giang hẹn bạn tình ....lên đê!
Đống rơm... ngày ấy vẫn phê
Thóc phơi thì bỏ, tình quê đèo bòng
Bây giờ, mặt héo, răng long
nhớ mùi rạ ủ, chua nồng đêm trăng.
Hỏi anh, chút ấy còn chăng?
hay là phải cố, để hàm răng rụng rời
bõ công sương tím.. rơi... rơi ....:)
VD cũng con nông dân à? Chỉ những trẻ nhà quê mới hiểu về đi thóc như bài thơ mô tả, thật đến nỗi đôi bàn chân NH lúc này thấy nóng nóng rát rát như cái thời đi thóc sân gạch dưới cái nắng tháng 5. Khi ấy đi đủ các kiểu ngang, dọc, vòng tròn đồng tâm. VD lại lồng tâm trạng sợ mưa của người phơi thóc nữa chứ, thật đến mức không thể thật hơn.
Trả lờiXóaThưa bác Ngô Hạnh, quả thật em lớn lên từ bé tý xíu ở HÀ LỘI, nhưng thế hệ bọn em sống bao năm ở nơi SƠ TÁN với NÔNG DÂN nên cũng là CON NHÀ NÔNG mà anh. Cũng đi MÓT LÚA, CHĂN TRÂU, TÁT CÁ, BƠI MƯƠNG... đủ cả. Vậy nên biết ĐI THÓC là đương nhiên. Em muốn ghi lại một kỷ niệm ngày làm NÔNg DÂN để thế hệ sau được biết. Chứ giờ ai còn ĐI THÓC hả Bác??? Chúc Bác luôn khỏe. Hẹn gặp.
Trả lờiXóa